- Đặc điểm tăng trưởng chiều cao của trẻ
Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt, tăng từ 10 – 12 kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50cm lúc chào đời.
Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi:
- Trong 3 tháng đầu, mức tăng trưởng trung bình là khoảng 3-4 cm/ tháng
- Từ 3 - 6 tháng , mức tăng là 2,5cm/ tháng
- Từ 6 – 9 tháng, mức tăng là 1,5 – 2cm/ tháng
- Từ 9 – 12 tháng, mức tăng là 1 – 1,5cm/ tháng
12 tháng đầu trẻ tăng 25cm. Như vậy sau 1 năm, chiều cao của trẻ đạt mức 75 – 78cm, trung bình bé trai cao khoảng 75,7cm, bé gái khoảng 74cm. Chiều cao của các bé gái trong năm đầu tiên thường ít hơn các bé trai khoảng 1,5cm.
- 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm được 8 – 10 cm nếu được nuôi dưỡng tốt.
- Từ 3 – 10 tuổi ở trẻ gái và 3 -13 tuổi ở bé trai: trẻ chỉ tăng 6 – 7cm/ năm
Giai đoạn dậy thì: bình thường con gái từ 10 – 13 tuổi và con trai từ 13 – 17 tuổi. Trong giai đoạn dậy thì, nếu được nuôi dưỡng tốt sẽ có 1- 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 – 12cm mỗi năm. Những chúng ta không thể biết chính xác năm đó là năm nào nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ suốt trong thời gian dậy thì để trẻ phát triển. Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ có thể tăng chiều cao nhưng tốc độ rất chậm. Người ta thường ước tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao lúc 2 tuổi (chẳng hạn lúc 2 tuổi trẻ cao 82cm, thì lớn sẽ cao 1,64 m). Hoặc chiều cao lúc trưởng thành bằng chiều cao lúc 10 tuổi nhân với 1.25 (ví dụ khi 10 tuổi trẻ cao 1,4m thì lúc trưởng thành sẽ cao 1,75m). Qua đó chúng ta thấy sự chăm sóc nuôi dưỡng trong các giai đoạn mang thai, 3 năm đầu và giai đoạn dậy thì là rất quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ.
- Cách đo chiều cao của trẻ
· Đối với trẻ trên 24 tháng, để trẻ đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường, đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát tường , mắt nhìn thẳng ra phía trước, 2 tay xuôi theo thân hình. Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo. Chiều cao đứng và nằm có thể chênh nhau 1-2 cm.
Ý kiến bạn đọc