- Hạn chế khả năng giao tiếp của con
Có trẻ vì không được tiếp xúc với mọi người trở nên chậm biết nói. Vì hạn chế tiếp xúc, giao tiếp nên những mối quan hệ xã hội trẻ không lĩnh hội được. Nhiều trẻ em đến tuổi đến trường thường nhút nhát, sợ sệt người lạ, không thích nghi được với môi trường học mà trở thành bệnh lý về tâm lý, biểu hiện ra là sự sợ hãi quá mức, hay đái dầm và mê sảng.
Ngày nay có nhiều trẻ về cân nặng, chiều cao phát triển rất tốt nhưng nhận thức và những phản ứng xã hội thì lại chậm chạp có nguyên nhân từ sự thiếu hụt tiếp xúc xã hội như thế này.
- Tính ích kỉ
Qua chơi với bạn, bé biết đóng vai theo chủ đề, rằng bác sĩ sẽ làm gì, cô giáo sẽ làm gì, bác nông dân sẽ làm gì, bác bán hàng thì bán hàng như thế nào, người mua hàng thì phải trả tiền như thế nào...Không chỉ thế, trẻ rất vui khi được giao tiếp với bạn cùng lứa, tình cảm, trí tuệ của trẻ phát triển theo, trẻ cảm thấy vui vẻ, ăn ngon hơn, hoạt bát hơn...Bên cạnh đó, trẻ học được cách nhường nhịn, chấp nhận, phấn đấu, quyết tâm...
Nếu chỉ biết có mẹ, với những "chuẩn mực" mẹ nói về mặt lý thuyết dạy trẻ, trẻ rất khó nhập tâm, thậm chí là vô cảm. Nó chỉ biết vâng dạ như một cái máy, mất đi tính chủ động, sáng tạo. Một đứa trẻ chỉ có bố mẹ sẽ được chiều chuộng và đáp ứng mọi yêu cầu vì nó không có ai để bị chia sẻ.
- Trẻ không học được chuẩn mực
Gặp người lớn hàng xóm trẻ sẽ biết chào hỏi đúng ngôi thứ. Ngược lại, nếu chính bố mẹ của chúng không chào hỏi hàng xóm, không quan hệ với ai thì trẻ cũng không biết cách chào hỏi, giao tiếp với những người lớn hơn mình, người bằng tuổi bố mẹ mình, hay ông bà, rồi những người bé hơn mình như thế nào. Cách nhập vai sẽ rất khó khăn, cái Tôi sẽ không được phát triển hài hòa.
Ý kiến bạn đọc