Để trẻ phân biệt màu sắc một cách dễ dàng, các bậc cha mẹ hãy làm mẫu những hoạt động mà cuốn sách Phương pháp giáo dục Montessori hướng dẫn dưới đây nhé!
Miếng bìa cứng phối màu sắc:
Vật liệu:

Sử dụng những miếng bìa màu sắc sẽ giúp trẻ phân biệt màu sắc tốt hơn
Thao tác làm mẫu:
+ Đặt cái khay hình chữ nhật lên trên mặt bàn.+ Một tay cầm miếng bìa cứng tròn, 3 ngón tay của tay còn lại cầm lên một cái kẹp giấy.
+ Dùng 3 ngón tay mở cái kẹp ra, kẹp vào phần miếng bìa cứng có cùng màu sắc với cái kẹp.
+ Làm như vậy tương tự với 2 cái kẹp còn lại.
+ Bỏ 3 cái kẹp ra, cho vào vật chứa cũ.
+ Bỏ vật chứa nhỏ và miếng bìa cứng vào trong cái khay hình chữ nhật. Đặt cái khay về vị trí cũ.
Mục đích:
Hoạt động này giúp trẻ học cách phân biệt màu sắc, tăng khả năng phối hợp tay mắt, tăng thêm sức lực cho các ngón tay, sức nắm của ba ngón tay, làm công tác chuẩn bị cho trẻ cầm bút viết chữ sau này.Hoạt động mở rộng:
Sau khi trẻ đã nắm được hoạt động này, có thể làm một miếng giấy màu khác, ngoài ba màu cơ bản là đỏ, vàng và xanh lam, có thể sử dụng thêm một số màu sắc khác như xanh lá cây, da cam, tím… Miếng giấy cứng này phối hợp với cái kẹp giấy có màu sắc tương ứng là xanh lá cây, da cam và tím.Độ tuổi thích hợp:
trẻ từ 2 - 4 tuổi.Phối màu các vật dụng thực tế:
Vật liệu:

Phối màu các vật dụng thực tế là hoạt động giúp trẻ phân biệt màu sắc
Thao tác làm mẫu:
+ Cầm lên một quả cầu nhung, xem màu sắc của quả cầu, nếu là màu đỏ thì đặt vào cái ngăn có dán giấy màu đỏ.+ Làm tương tự, đặt các quả cầu nhung còn lại vào các ngăn có màu sắc tương ứng.
+ Nhặt từng quả cầu nhung cho vào cái bát nhỏ như lúc đầu.
+ Có thể làm đi làm lại nhiều lần.
Mục đích:
Phân biệt màu sắc, tăng cường khả năng phối hợp tay mắt và sự linh hoạt của ba ngón tay dùng để nắm vật. Hoạt động mở rộng: Dùng một số dụng cụ như cái kẹp, để kẹp quả cầu nhung đặt vào ngăn có màu sắc giống với màu của quả cầu nhung.Độ tuổi thích hợp:
Trẻ từ 2 - 4 tuổi.Phân biệt màu sắc
Cùng một hệ màu, sắp xếp các màu có độ đậm nhạt khác nhau.Vật liệu:

Giúp trẻ phân biệt màu sắc trên cùng một hệ màu
Thao tác làm mẫu:
Cha mẹ nói với trẻ: “Mẹ (bố) muốn làm mẫu cho con rằng cùng một hệ màu, nhưng sắp xếp các màu có độ đậm nhạt khác nhau”.+ Đổ đầy nước vào 7 lọ thủy tinh.
+ Dùng ống hút nước đổ vào lọ nước thủy tinh. Lọ thứ nhất cho một giọt màu nước, lọ thứ hai cho 3 giọt, lọ thứ ba cho 5 giọt.
+ Nắp chặt nắp lọ lại, rồi cho vào một cái khay vững chắc hoặc trong một cái giỏ.
+ Sắp xếp 7 lọ đó theo thứ tự từ đậm đến nhạt.
Ghi chú: Ban đầu trẻ phân biệt sẽ gặp khó khăn, có thể ban đầu chỉ dùng 3 lọ thủy tinh để cho độ đậm nhạt của màu sắc rõ một chút. Hoặc khi cho màu nước vào lọ thủy tinh đựng nước thì lọ thứ hai cho thêm từ 3 - 4 giọt so với lọ thứ nhất.
Hoạt động mở rộng:
+ Dùng phương pháp tam đoạn thức dạy cho trẻ màu đậm, màu nhạt, màu hơi đậm, màu hơi nhạt, màu đậm nhất, màu nhạt nhất.+ Tìm các màu sắc tương tự nhau ở xung quanh như: màu xanh, trong đó có màu xanh lam và màu xanh lam đậm).
Mục đích:
+ Bồi dưỡng cho trẻ sự tập trung, ý thức có trật tự, khả năng phối hợp, khả năng độc lập.+ Bồi đắp cảm giác cho trẻ thông qua các màu sắc.
+ Nuôi dưỡng ý thức thưởng thức những màu sắc đẹp có trong môi trường, phù hợp với nhu cầu trong giai đoạn nhạy cảm của ý thức có trật tự.
Độ tuổi thích hợp:
Từ 3 - 5 tuổiTrên đây là 3 hoạt động Montessori để giúp trẻ phân biệt màu sắc. Hãy ghé thăm trang web của chúng tôi để tìm hiểu những thông tin bổ ích về cách dạy con nhé.
Bài viết liên quan:
Ý kiến bạn đọc