
Giáo dục lễ nghi cho trẻ theo phương pháp Montessori
Thói quen lễ nghi không phải là sẵn có, mà cần được giáo dục và không ngừng truyền bá. Dưới 6 tuổi là thời kỳ bồi đắp và tạo dựng tính cách tốt nhất cho trẻ, trong giai đoạn quan trọng này, nếu người lớn là tấm gương về lễ nghi thì sẽ tạo nền tảng tốt cho cuộc đời của trẻ sau này.
Cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ, mặc dù có chịu ảnh hưởng từ bạn bè, thầy cô giáo và phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng người có ảnh hưởng lớn nhất đối với trẻ vẫn là cha mẹ, cha mẹ là người có trách nhiệm, đồng thời cũng là tấm gương cho trẻ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Người xưa có câu: “Muốn người khác đối xử với mình thế nào thì hãy đối xử với người đó như thế”. Tương tự, muốn trẻ đối nhân xử thế như thế nào thì cha mẹ nên hành động như thế. Khả năng tư duy logic của trẻ có hạn, rất nhiều yêu cầu tưởng trẻ đã hiểu nhưng thực ra trẻ vẫn chưa hiểu, như việc cha mẹ chào hỏi bạn bè và người lạ như thế nào, nói chuyện với ông bà và người lớn tuổi như thế nào, thậm chí ngữ điệu nói và ngôn ngữ cơ thể… những điều đó đều được trẻ lưu lại trong mắt và biểu hiện ra ngoài. Ngoài việc tự mình làm gương, cha mẹ còn nên dạy dỗ trẻ những điều như: thái độ tôn trọng người khác và lời nói, hành vi lịch sự là gì, giúp cho trẻ trở thành người có trách nhiệm, vui vẻ, tự tin và biết lễ nghi.

Trẻ dưới 3 tuổi luôn coi mình là trung tâm và không muốn chia sẻ đồ chơi với người khác
Hành vi “xấu” của trẻ không phải vì trẻ “xấu”, mà là vì khả năng ngôn ngữ của trẻ dưới ba tuổi còn có nhiều hạn chế, trẻ chưa biết dùng ngôn ngữ để biểu đạt suy nghĩ của mình, liền dùng hành động phi ngôn ngữ để nói chuyện. Chẳng hạn như: Bảo Ngọc nhìn thấy đồ chơi trong tay của bạn rất đẹp, Ngọc không biết dùng ngôn ngữ để mượn bạn, liền dùng tay để giật lấy. Hơn nữa, trẻ trong giai đoạn này luôn coi mình là trung tâm, trẻ sẽ không chia sẻ đồ vật với người khác, trẻ giữ đồ vật gì thì đồ vật đó là của trẻ.
Chúng ta thường nhìn thấy những đứa trẻ khoảng hai tuổi chơi đồ chơi riêng của từng đứa, để trẻ ở độ tuổi này chơi cùng nhau hoặc cùng nhau chia sẻ một đồ chơi là việc không hề dễ dàng, song trẻ từ ba tuổi trở lên lại thích chơi cùng bạn bè. Trẻ khoảng hai tuổi cũng chưa biết nghĩ cho người khác, do đó khi nhìn thấy lời nói và việc làm không đúng của trẻ, cha mẹ không nên nghĩ rằng trẻ “hư”, không được đánh trẻ, mà hãy nhân cơ hội này dạy bảo trẻ, sau đó giải thích rõ cho trẻ biết những lời nói và hành động nào là tốt, những lời nói và hành động nào không được chấp nhận. Chẳng hạn như: “Vừa xong khi bố ngủ, con nói nhỏ như vậy là rất tốt, không làm ồn ảnh hưởng đến bố để bố nghỉ ngơi thoải mái”; “Bạn Phương Đông đang chăm chú chơi xếp gỗ, con mà đến cướp mấy miếng gỗ đó thì thật rất không lịch sự”.

Hãy tán dương trẻ khi trẻ làm tốt
Xem thêm:
Ý kiến bạn đọc